Hành trang du học New Zealand: Mang gì cho đủ?
Hành trang du học New Zealand là điều cần thiết dành cho sinh viên trước khi bước sang một môi trường hoàn toàn mới mẻ ở một đất nước xa lạ. Hiểu được điều đó, du học HISA giúp các bạn tổng hợp một bài viết có tất tần tật những thông tin để bạn chuẩn bị trước khi lên đường sang xứ sở Kiwi nhé
Hành trang du học New Zealand – Chuẩn bị trước khi lên đường
Giấy tờ cá nhân
-
- Hộ chiếu: đây là giấy tờ quan trọng nhất, bạn cần sắp xếp cẩn thận trước khi bay, nếu bạn quên không mang hộ chiếu bạn không thể bay sang New Zealand được
- Visa sinh viên: không thể không có khi bạn muốn xuất cảnh, bạn phải được cấp Visa mới được xuất cảnh và nhập cảnh.
- Giấy khai sinh: khi bạn sang New Zealand sẽ cần dùng để xin Study Permit hoặc các thủ tục liên quan sau khi sang.
- Giấy báo nhập học từ trường: Đây là thư mời nhập học từ một trường đại học hay cao đẳng tại đồng ý bạn đã trúng tuyển vào trường.
- Giấy thông báo nhận học bổng nếu đi theo diện học bổng hoặc bạn được nhận học bổng từ trường.
- Thông tin liên lạc của đại diện trường: trong trường hợp bạn gặp vấn đề rắc rối khi sang, bạn có thể liên lạc với đại diện trường
- Hợp đồng thuê nhà và thông tin chủ nhà: Bạn cần liên lạc và xác nhận với chủ nhà trước khi sang và trước khi nhận nhà.
- Giấy tờ học tập: Học bạ, bằng, chứng chỉ tiếng Anh các bạn hãy nhớ mang gốc vì có những trường sẽ cần bạn mang học bạ gốc qua để đối chiếu hoặc để nộp cho trường.
- Vé máy bay và lộ trình bay: in vé mã vé máy bay khi bạn check in tại quầy
- Giấy cam kết từ bố mẹ cho phép con bay sang New Zealand để đi học đối với sinh viên dưới 18 tuổi.
- Bằng lái xe: Nếu bạn đã có bằng lái xe tại Việt Nam, bạn cũng có thể mang theo khi đến New Zealand, vì bằng này cho phép bạn được lái xe ở New Zealand trong vòng 1 năm (tính từ ngày bạn nhập cảnh vào New Zealand) với điều kiện bằng lái xe phải là song ngữ (tiếng Anh) hoặc có bản dịch qua công chứng. Bạn cũng có thể xin chuyển đổi bằng lái xe Việt Nam sang bằng lái xe của New Zealand nếu bạn vượt qua 1 bài kiểm tra ngắn.
Hành trang du học New Zealand – Tiền
Bạn có thể mang tiền mặt hoặc dùng thẻ tín dụng qua New Zealand, bạn hãy nhớ rằng bạn cần mang khoảng 3000 đô New Zealand tiền mặt khi sang để bạn trang trải những thứ cần thiết khi mới sang nhập học.
-
- Thẻ tín dụng: Bạn nên có trong mình 1 hoặc nhiều thẻ tín dụng trong trường hợp bạn cần dùng mà lại không có tiền mặt trong tay, hầu hết các dịch vụ như nộp tiền học phí, chi trả phí bảo hiểm, hay tiề viện phí hoặc đi tại những nơi trung tâm thương mại bạn cần chi trả hóa đơn. Loại thẻ phổ biến nhất mà sinh viên thường hay dùng là Master Card hoặc VISA
- Tiền mặt: Bạn được mang tối đa 5.000 đô la Mỹ sang New Zealand nếu bạn mang quá số tiền này thì bạn bắt buộc điền vào tờ khai hải quan tại Việt Nam trước khi xuất cảnh và bạn cũng phải điền vào tờ khai hải quan tại New Zealand khi nhập cảnh.
| >>> Đọc thêm bài viết quan trọng sau: Du học New Zealand 2022: Tất cả thông tin cần biết!
Hành lí cá nhân càn chuẩn bị trong vali
Những thứ cần mang theo trông Hành trang du học New Zealand
Đồ dùng cá nhân | Bạn không nên mang quá nhiều mà chỉ cần mang đủ những đồ dùng cá nhân như: quần áo, giầy dép, đồ dùng vệ sinh cá nhân, dầu gội đầu, thuốc đánh răng… để dùng trong một hai tháng đầu mới sang, sau đó bạn có thể mua đồ bên New Zealand với mức giá rẻ khi có những dịp sale |
Trang phục | Bạn không cần phải mang hết quần áo các mùa khi sang học, nếu bạn đi học vào mùa nào thì nên mang quần áo mùa đó và những mùa còn lại bạn hãy mua quần áo bên đó để phù hợp với chất liệu cùng thời tiết bên New Zealand.
Vào mùa xuân (tháng 9, 10, 11) và mùa thu (tháng 3, 4, 5) thời tiết tương đối mát mẻ, không quá lạnh, bạn có thể mặc áo lạnh hoặc áo khoác nhẹ là đủ nha. Mùa hè (tháng 12, 1 và 2): thời tiết tương đối ấm áp, bạn chỉ cần mang theo những trang phục gọn, nhẹ, mát mẻ như: áo thun, quần short, áo phông… Còn vào mùa đông (tháng 6, 7, 8), khí hậu ở New Zealand khá lạnh và có mưa, vì vậy bạn phải đảm bảo chuẩn bị đủ trang phục cần thiết như: áo len, áo khoác dầy, áo khoác có mũ, khăn quàng cổ, găng tay, tất (vớ) áo mưa, ô (dù) che mưa… |
Đồ ăn | Đồ ăn tự chế biến hoặc tươi sống: Bạn không nên mang những món ăn tự làm như ruốc (chà bông, thịt gà xé cay) hay những hàng hóa không có nguồn gốc như thịt đông lạnh, vì khi qua hải quan sẽ bị kiểm tra và nếu không may mắn bạn sẽ bị tịch thu chúng. Bạn hãy cứ yên tâm sang bên đó mua đồ ăn về nấu vì có rất nhiều cửa hàng bán thực phẩm châu Á bên New Zealand.
Đồ ăn khô và các loại gia vị: những đồ ăn như mì tôm, miến gói, bột canh, gia vị khô khác, nước mắn… nếu bạn muốn mang theo hãy nhớ mua để vào trong hành lí kí gửi và đóng gói cẩn thận. |
Thuốc | Bạn nên mang một ít thuốc như đau đầu, thuốc cảm cúm, hạ sốt, thuốc đau bụng, dị ứng và thuốc đau họng… phòng trường hợp khi mới đầu sang bạn chưa hợp thời tiết và chưa quen môi trường khi gặp phải vấn đề về sức khỏe.
Lưu ý những quy định khi bay sang New Zealnd:
|
Thủ tục nhập cảnh tại sân bay
-
- Nhớ điền vào mẫu tờ khai nhâp cảnh trước khi máy bay hạ cánh để bạn đỡ mất thời gian khi làm thủ tục nhập cảnh. Bạn nhớ khai báo đúng, đầy đủ thông tin hãy kiểm tra thông tin thật kỹ trước khi nộp để tránh những rắc rối không đáng có.
- Sau khi xuống máy bay, bạn nhớ đi theo biển chỉ dẫn để đến Passport Control hay Bag Claim. Bạn sẽ đi ngang qua một cảnh cổng có khắc một biểu tượng của người Maori, tiếp đến sẽ là 1 khu hàng được miễn thuế ở đây bạn sẽ được lấy nước uống miễn phí ở các máy nước.
- Khi ở Passport Control, bạn nhớ quẹo trái nhé vì ở phí bên phải là dành cho những người có hộ chiếu New Zealand, Úc, Mỹ và Cannada. Trong trường hợp bạn không biết đi đường nào thì hãy hỏi nhân viên ở đó để biết đường đi tiếp theo.
- Tại nơi có các nhân viên hải quan, bạn đưa hộ chiếu và đợi được đóng dấu, quá trình này khá dễ dàng và mất rất ít thời gian của bạn. Khi có dấu nhập cảnh rồi thì bạn đi thẳng tới chỗ thang cuốn đến chỗ lấy hành lý.
- Tiếp theo sau đó, bạn di chuyển đến khu vực soi hành lý, đừng quên đứng xếp vào hàng màu đỏ dành cho hộ chiếu Việt Nam. Nhân viên sẽ hỏi lại trước khi cho hành lý của bạn vào máy soi đồ.
- Cuối cùng, sau tất cả các bước bạn đi theo hướng Way Out để ra bên ngoài sân bay và trở về trường hoặc nơi bạn đã thuê nhà ở
Đọc thêm: Viện Công nghệ Kỹ thuật EIT, Australia
Chi phí sinh hoạt
Chi phí sinh hoạt ở New Zealand hay các nước nằm trong tổ chức phát triển kinh tế đều tương đương nhau, và mức sinh hoạt phí cũng tương ứng với chất lượng cuộc sống cao và môi trường cân bằng giữa học tập và làm việc. Hành trang du học New Zealand – Chi phí sinh hoạt bao gồm chi phí ăn ở, đi lại và các loại chi phí khác, cùng tham khảo nào
Nhà ở | Thành phố khác nhau thì thuê nhà cũng khác nhau, chẳng hạn như giá thuê nhà cho 1 căn hộ 3 người ở theo từng thành phố như sau
|
Đi lại | Vé đi lại một chiều của giao thông công cộng trung bình 1 tháng là 152 NZD tuy nhiên đối với sinh viên khoảng 120 NZD. Ở Auckland sinh viên được giảm giá vé, trung bình 1 tuần sẽ mất 35 đô đi lại tùy thuộc phương tiện mà bạn chọn. |
Ăn uống | Nếu đi ăn nhà hàng bạn mất trung bình 18 NZD/bữa. Một cốc bia trong quán bar là 8 NZD, một ly rượu là 7 NZD. Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền khi nấu ăn tự túc tại nhà với giá khoảng 7-10 NZD/ ngày, bạn có thể tiết kiệm kha khá cho quỹ tài chính của mình. |
Chi phí khác | Vui chơi giải trí khoảng 16-20 NZD; hoặc nếu bạn muốn đi tập gym thì sẽ khoảng 55 NZD/ tháng.
Chi phí điện, nước và internet: 30 – 40 NZD/ tháng. Nếu bạn sống ngoài vùng Auckland bạn sẽ được dùng nước miễn phí |
Mẹo tiết kiệm chi phí sinh hoạtHành trang du học New Zealand chỉ ra cho bạn một số mẹo tiện ích để tiết kiệm chi phí sinh hoạt tại xứ sở Kiwi nhé.
Đối với các bạn ở Homestay hay ở ký túc xá thì chi phí ăn ở không thể thay đổi, bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách giảm bớt các chi phí vui chơi giải trí, share mạng internet với các bạn trong phòng để giảm bớt tiền phí.
Nếu bạn thấy chi phí ở homestay và ký túc xá không phù hợp với hoàn cảnh của bạn thì bạn hãy thuê chung cùng một căn hộ hoặc ở ghép với các bạn khác và nấu ăn để giảm bớt chi phí hàng ngày của mình.
Bạn cũng nên sử dụng giao thông công cộng để tiết kiệm chi phí đi lại, sinh viên luôn được hưởng ưu đãi khi có thẻ sinh viên.
Bạn hãy nhớ thường xuyên sử dụng thẻ sinh viên của mình để được hưởng ưu đãi trong khi đi ăn nhà hàng hoặc đi xem phim, khu vui chơi giải trí.
Mua đồ ở những cửa hàng đồ cũ: các thiết bị như nồi cơm điện, quạt điện, xe đạp… bạn có thể mua đồ cũ với giá rẻ hơn như thế bạn cũng đã tiết kiệm một khoản cho bản thân.
| >>> Tìm hiểu thêm về những điều thú vị tại: Đất nước New Zealand: 11 điều đặc biệt bạn chưa biết!
Tìm nhà tại New Zealand
Có một số lựa chọn về chỗ ở cho sinh viên du học New Zealand. Bạn có thể ở ký túc xá, ở homestay, thuê phòng ở ghép hoặc căn hộ riêng. Cùng Hành trang du học New Zealand tìm hiểu nhé.
Các loại hình thức nhà ở cho sinh viên
-
- Ký túc xá: Thường chỉ cách khuôn viên trường một quãng ngắn đi bộ, ký túc xá sẽ cung cấp các phòng đơn hoặc phòng đôi đầy đủ tiện nghi với nhà ăn, phòng khách và phòng giặt chung. Sống ở ký túc xá thường bao gồm cả các bữa ăn và bạn sẽ thấy một chương trình các hoạt động xã hội sôi động. Một số học viện lớn hơn còn có thể cung cấp nhà trọ riêng hoạt động theo phương thức tương tự và một số khác lại có các căn hộ độc lập (chúng tôi gọi nó là ‘dãy phòng’). Gía trung bình ở kí túc xá khoảng 200 NZD/ tuần
- Homestay: Với hình thức homestay, bạn sẽ sống cùng với một gia đình New Zealand trong nhà của họ, thường là trong một phòng đầy đủ tiện nghi dành riêng cho bạn. Họ sẽ cung cấp cho bạn các bữa ăn và giúp bạn ổn định cuộc sống hàng ngày tại New Zealand. Homestay là cách tuyệt vời để làm quen với những người dân New Zealand thân thiện, phát triển kỹ năng tiếng Anh của bạn và có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống và văn hóa nơi đây. Nếu ở Homestay bạn sẽ mất khoảng 235 NZD/ tuần.
- Thuê nhà căn hộ riêng hoặc ở phòng ghép: Bạn có thể thuê một căn hộ chung với 3 khoảng 4 người và chia sẻ phòng với nhau, căn hộ khoảng 3-4 phòng ngủ có giá trung bình khoảng 555 – 580 NZD/ tuần. Như vậy nếu bạn ở chung bạn chỉ mất khoảng 180 – 215 NZD/ tuần
Đọc thêm: Học bổng chính phủ New Zealand 2022
Nếu bạn ở Homestay hay kí túc xá của trường thì bạn hãy cứ yên tâm là trường bạn chọn sẽ hướng dẫn và sắp xếp chỗ ở cho bạn. Những bạn muốn thuê phòng hay là muốn ở ghép hoặc thuê căn hộ để ở cùng thì có thể truy cập website: trademe.co.nz, tham gia các group tìm nhà trên fb, hoặc các hội nhóm dành cho sinh viên bê New Zealand để tìm nhà.
Vậy là bạn đã hiểu rõ hơn phần nào về Hành trang du học New Zealand rồi đúng không? Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc hay hỗ trợ nào trước khi bay thì hãy liên hệ HISA ngay để được giải đáp nhé!
Du học New Zealand với HISA bạn sẽ được:
-
- Tư vấn và cung cấp thông tin, tài liệu Du học New Zealand 2021
- Tư vấn chọn ngành học phù hợp với năng lực và nguyện vọng
- Săn học bổng bán phần, toàn phần
- Hướng dẫn, hỗ trợ chứng minh tài chính du học.
- Luyện phỏng vấn trước khi xin VISA
- Hướng dẫn phong tục tập quán địa phương (Hành trang du học New Zealand)
- Giúp đỡ tìm việc làm thêm cho học sinh, sinh viên.
- Làm thủ tục miễn phí với những học sinh đi theo nguồn ngân sách nhà nước và các tổ chức.
- Là cầu nối giữa học sinh và phụ huynh trong suốt quá trình học.
- Hướng dẫn hồ sơ thăm thân, du lịch và định cư.
- Trợ giúp học sinh trong quá trình sinh viên học tại nước ngoài.
————————
Công ty TNHH Hợp tác Du học Quốc tế Hà Nội (HISA Co)
Hotline: +84 98 310 4430
Fanpage: facebook.com/DuHocHISA
Skype: hisa_education
Trụ sở chính: C20204, Tầng 2, toà C2 D’Capitale, Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (+84) 243 640 1996 or (+84) 243 640 1997
Email: duhoc@hisa.vn
CN Hồ Chí Minh: Tầng 2, Tòa nhà Đức Nhân, 328 – 330 Phan Xích Long. Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (+84) 28 3517 07 97 hoặc (+84) 28 3517 07 98
Email: hisahcm@hisa.vn