Thùy Dương review sách “Climate change, extreme events and disaster risk reduction: Towards sustainable development goals”.
Tin tức
Biến đổi khí hậu toàn cầu đã không còn là thuật ngữ xa lạ với mỗi người chúng ta thực đang sống, là một trong những thách thức mà nhân loại hiện sinh đang phải đối mặt. Chúng ta nghe nhắc đến nó mỗi ngày nhưng không phải ai cũng thật hiểu về nó.
Trường hợp của em cũng không phải ngoại lệ. Là một công dân sống trên Trái Đất, luôn băn khoăn day dứt về những vấn đề môi trường và thiết tha đến một sự đổi thay tích cực, lại mù mờ về nạn biến đổi khí hậu, điều này thật đáng trách. Nhưng đó là trước khi em được tiếp cận với cuốn sách “Climate change, extreme events and disaster risk reduction: Towards sustainable development goals”.
Tại sao mình lại chọn đọc cuốn sách này?
Được trao cơ hội từ chiến dịch truy tìm đại sứ môi trường của GGT, ấn tượng với sách ngay từ cái tên, đã thôi thúc em đọc và nghiền ngẫm về nó trong suốt thời gian qua.
Cuốn sách mang tính học thuật cao, mở ra cho người đọc muôn vàn những tri thức mới mẻ. Nó bao gồm các nghiên cứu về xu hướng mưa và nhiệt độ, lũ lụt và thảm họa hạn hán, các thảm họa liên quan đến thời tiết và khí hậu ở vùng núi, những thay đổi trong hoạt động của thực vật, đánh giá rủi ro các hệ sinh thái khác nhau trên toàn thế giới.
Khí hậu đã thay đổi thế nào trong thế kỷ qua?
Từ đó cuốn sách không chỉ phân tích cặn kẽ, sâu sắc nguyên nhân của sự xuất hiện mà còn đem đến cho ta một thực trạng đáng báo động: Khí hậu toàn cầu đã thay đổi đáng kể trong thế kỷ qua, đã dẫn đến những hiện tượng cực đoan, gây nên những thảm họa vô cùng nghiêm trọng, xót thương.
Tần suất ngày càng tăng của các thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra đang đặt ra mối đe dọa đối với khả năng phục hồi và phát triển của hệ sinh thái; với sự sống của con người và sinh vật ở cấp độ toàn cầu, khu vực và địa phương.
Nhưng không dừng lại ở đó, như một lời kêu gọi, thúc giục, sách còn cung cấp những giải pháp chiến lược giảm nhẹ rủi ro thảm họa.
Cho nên cuốn sách đặc biệt hữu ích cho các nhà quản lý môi trường và thiên tai, các nhà nghiên cứu và sinh viên sau đại học, cũng như các nhà hoạch định chính sách; và cho cả công dân toàn cầu, hành động vì một mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai mai này.
Đưa ra giải pháp áp dụng vào VN trong tương lai
Việt Nam nước ta trong lịch sử trưởng thành đã chịu không ít những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Và sẽ càng gia tăng cả về số lượng và mức độ nặng nề khi chúng ta không có biện pháp ứng biến kịp thời.
Thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước, duy trì sự sống, sự phát triển của con người. Để khắc phục cũng như hạn chế biến đổi khí hậu, thực sự cần cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông bởi như các chuyên gia nhận định rằng, cơ sở hạ tầng chiếm gần ⅓ lượng phát tán khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên trái đất.
Ngoài ra, hệ thống giao thông thuận lợi cũng sẽ góp một phần nhỏ trong việc giảm tải lượng khí thải do xe cộ thải ra môi trường. Các khu công nghiệp cần quy hoạch khoa học, xử lý khí thải để giảm lượng ô nhiễm môi trường. Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, sử dụng những nguồn nhiên liệu thay thế an toàn, khai thác những nguồn năng lượng mới. Cần bảo vệ tài nguyên rừng giúp điều hòa khí hậu.
Sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra cũng cần thực hiện kế hoạch hóa gia đình: mỗi cặp vợ chồng nên thực hiện kế hoạch hóa để cắt giảm nhu cầu tiêu thụ (thực phẩm, quần áo,…) góp phần giảm phát thải khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm môi trường… Rất nhiều biện pháp tuy nhỏ nhưng đem lại hiệu quả vô cùng to lớn. Quan trọng nhất mỗi chúng ta sống cần có ý thức chung tay để hướng tới vì một hành tinh xanh sạch đẹp và an toàn.
| >>> Đọc thêm bài viết quan trọng sau nếu bạn đang nuôi ước mơ đi du học: Du học Mỹ 2022: kinh nghiệm, học bổng, bậc học [updated]